Cuộc đua bổ nhiệm thẩm phán trước khi ông Trump nhậm chức

Vị Trí:go88 tài xỉu vip > soi cầu độc thủ đề mb > Cuộc đua bổ nhiệm thẩm phán trước khi ông Trump nhậm chức
Cuộc đua bổ nhiệm thẩm phán trước khi ông Trump nhậm chức
Cập Nhật:2025-01-04 19:27    Lượt Xem:124

Loạt thẩm phán rút lại kế hoạch nghỉ hưu trước khi ông Trump nhậm chức, trong khi phe Dân chủ tăng cường bổ nhiệm thẩm phán mới trước khi ông Biden mãn nhiệm.

Ba thẩm phán liên bang Mỹ gần đây đã quyết định từ bỏ kế hoạch nghỉ hưu trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Trong hệ thống tòa án liên bang Mỹ, hiếm khi thẩm phán rút lại tuyên bố về kế hoạch "nghỉ chờ hưu" để mở đường cho quá trình bổ nhiệm người thay thế.

Vì thế, nhiều đảng viên Cộng hòa chủ chốt đã chỉ trích gay gắt các quyết định rút lại tuyên bố nghỉ hưu, bởi chúng khiến ông Trump mất đi cơ hội ngay lập tức đề cử những thẩm phán được phe Cộng hòa ủng hộ.

Tổng thống Joe Biden phát biểu khi phê chuẩn chức vụ cho thẩm phán Tòa án Tối cao Ketanji Brown Jackson tại Washington hồi năm 2022. Ảnh: Reuters

Tổng thống Joe Biden phát biểu khi phê chuẩn chức vụ cho thẩm phán Tòa án Tối cao Ketanji Brown Jackson tại Washington hồi năm 2022. Ảnh: Reuters

Giới chuyên gia pháp lý coi hành động từ các thẩm phán trên là một phần của cuộc đấu chính trị rộng lớn hơn nhằm tác động tới hệ thống tòa án liên bang, nơi các thẩm phán được bổ nhiệm trọn đời và phán quyết của họ có thể định hình chính sách trong nhiều đời tổng thống.

Các đảng viên Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện đã chạy đua để xác nhận nhiều nhất có thể những đề cử thẩm phán của Tổng thống Joe Biden sau cuộc bầu cử. Họ biết rằng những ứng viên thẩm phán này sẽ không thể được phê chuẩn khi đảng Cộng hòa giành lại thế đa số tại Thượng viện vào đầu năm tới và ông Trump sẽ sớm đưa ra các đề cử của riêng mình.

Hai thẩm phán được phê chuẩn gần đây nhất là hôm 20/12, khiến tổng số thẩm phán liên bang được bổ nhiệm dưới thời Tổng thống Biden tăng lên 235, nhiều hơn một người so với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Ảnh hưởng của ngành tư pháp đối với cuộc sống của người dân Mỹ đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, khi quốc hội ngày càng bế tắc trong các tranh cãi đảng phái và tòa án tăng cường can thiệp vào các vấn đề như quyền phá thai, hôn nhân đồng giới, chăm sóc giới tính.

Đội ngũ thẩm phán liên bang có thể tạo ra tác động trên toàn quốc bằng cách ra phán quyết chặn sắc lệnh hành pháp của Tổng thống. Tòa phúc thẩm có khả năng đảo ngược quyết định của tòa cấp dưới và có thể là bên ra phán quyết cuối cùng trong các tranh chấp pháp lý, trừ khi Tòa án Tối cao can thiệp.

Các nghiên cứu cho thấy khác biệt rõ ràng trong các phán quyết của thẩm phán được bổ nhiệm trong chính quyền Cộng hòa so với đồng nghiệp được bổ nhiệm trong chính quyền Dân chủ.

"Gần như mọi tranh cãi ở Mỹ hiện nay đều được đưa ra tòa án", Joshua Blackman, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Luật Nam Texas Houston, cho biết. "Với đà gia tăng các lệnh tòa án có hiệu lực trên toàn quốc như hiện nay, một thẩm phán ở bất cứ nơi nào cũng có thể chặn đứng chương trình nghị sự của tổng thống gần như vô thời hạn".

Xu hướng chính trị hóa ngành tư pháp mở rộng sang cả quá trình xác nhận thẩm phán, khi các nghị sĩ thường phê chuẩn những ứng viên phù hợp với đường lối của đảng, nếu không sẽ "ngâm" đề cử ở Thượng viện trong nhiều tháng.

"Mỗi đề cử thẩm phán đều là một cuộc chiến quyết liệt, kéo dài. Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều đang tập hợp gần như tất cả thành viên lại để bỏ phiếu bác bỏ ứng viên của đảng kia", chuyên gia Russell Wheeler từ Viện Brookings, trụ sở tại Washington, nhận xét.

Các "cuộc chiến" diễn ra khi lòng tin của người Mỹ vào hệ thống tòa án liên bang đã giảm mạnh, từ 59% xuống còn 35% trong 4 năm trở lại đây, theo một cuộc thăm dò do Gallup công bố tháng qua. Nó được đánh dấu bằng việc Tòa án Tối cao Mỹ năm 2022 luật ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade công nhận quyền phá thai của phụ nữ, cũng như các vụ truy tố hình sự nhằm vào ông Trump ở tòa án cấp bang và liên bang.

Đây là một trong những mức giảm mạnh nhất mà Gallup ghi nhận được trên toàn cầu kể từ năm 2006, khi cơ quan này bắt đầu theo dõi chỉ số lòng tin vào hệ thống tư pháp, đưa Mỹ ngang hàng với các quốc gia như Venezuela hay Syria.

Một trong những thẩm phán đã thay đổi kế hoạch nghỉ hưu là James A. Wynn Jr., tải game bài tiến lên 70 tuổi, Hit Club go88 người làm việc tại Tòa Phúc thẩm liên bang số 4 tại Richmond, bắn cá hoàng kim thủ phủ bang Virginia. Tòa án này phụ trách các khu vực gồm Maryland,Go88 cổng game uy tín Bắc Carolina, dang ky bong88 Nam Carolina, Virginia và Tây Virginia.

Hồi tháng 1, Wynn thông báo với Nhà Trắng rằng ông sẽ "nghỉ chờ hưu" cho đến khi người kế nhiệm ông tại Tòa Phúc thẩm liên bang số 4 được xác nhận. 9 trong 15 thẩm phán đương nhiệm ở tòa án này được bổ nhiệm dưới thời các tổng thống Dân chủ gồm Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden.

Tổng thống Biden đã chọn tổng chưởng lý Bắc Carolina Ryan Park để thay thế Wynn. Tuy nhiên, Park từ bỏ đề cử sau một thỏa thuận hậu bầu cử được ký kết giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Thượng viện. Theo thỏa thuận, đảng Cộng hòa đồng ý phê chuẩn tất cả những ứng viên thẩm phán sơ thẩm liên bang còn lại của Tổng thống Biden, để đổi lấy việc loại 4 ứng viên đang chờ xác nhận vào ghế thẩm phán tòa phúc thẩm.

Thỏa thuận được áp dụng cho các vị trí thẩm phán còn khuyết ở Tòa Phúc thẩm số 1 và số 3, nơi thẩm phán William Kayatta bắt đầu quá trình nghỉ chờ hưu từ ngày 31/10 và thẩm phán Joseph Greenaway đã nghỉ hưu vào năm 2023.

Hai vị trí còn lại ở Tòa Phúc thẩm số 4 và số 6,go88 tài xỉu vip nơi Wynn và thẩm phán Jane Branstetter Stranch đã công bố kế hoạch nghỉ hưu.

Nhưng thẩm phán Wynn bất ngờ hủy kế hoạch nghỉ hưu hôm 13/12. Ông cùng thẩm phán Max Cogburn, 73 tuổi, của tòa án Quận Tây thuộc bang Bắc Carolina và Algenon Marbley, 70 tuổi, của tòa án Quận Nam bang Ohio, đều tuyên bố rằng họ sẽ vẫn thực thi nhiệm vụ đầy đủ trong tương lai gần, khiến Tổng thống đắc cử Trump không thể xúc tiến kế hoạch thay thế họ.

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã cảnh báo rằng các thẩm phán thay đổi kế hoạch nghỉ hưu của họ có thể phải đối mặt với "những khiếu nại đáng kể về đạo đức".

Việc thay đổi quyết định của 4 thẩm phán đã gây ra phản ứng dữ dội từ đảng Cộng hòa và các nhóm bảo thủ. Thượng nghị sĩ Thom Tillis cho rằng quyết định của ông Wynn cho thấy "một số thẩm phán không khác gì chính trị gia khoác áo thụng".

Công tố viên Ed Whelan có chung quan điểm, lưu ý rằng bất kỳ hành động nào bị coi là "mang tính đảng phái một cách trơ trẽn" đều có thể gây hại cho ngành tư pháp Mỹ.

"Có rất nhiều ý kiến công khai cho rằng các thẩm phán đang bị chính trị hóa quá mức và việc một thẩm phán tuyên bố rút lại kế hoạch nghỉ hưu là bằng chứng cho điều này", giáo sư Blackman nhấn mạnh.

Dự án Điều III, nhóm ủng hộ tư pháp bảo thủ do Mike Davis, đồng minh của Tổng thống đắc cử Trump, thành lập, đã đệ đơn khiếu nại hành vi sai trái chống lại Wynn, Cogburn và Marbley, cáo buộc họ vi phạm quy tắc ứng xử dành cho thẩm phán liên bang.

Phát biểu tại Thượng viện, McConnell đặt câu hỏi về việc các thẩm phán rút lại kế hoạch nghỉ hưu sau cuộc bầu cử liệu có thể đảm bảo công bằng trước những vụ án họ xử lý trong tương lai hay không. Ông đề xuất chính quyền mới nên xem xét tất cả các lựa chọn khả thi để từ chối những thẩm phán như vậy trong các vụ án liên quan đến chính phủ liên bang.

Wheeler cho biết việc đảo ngược kế hoạch nghỉ hưu chỉ là một khía cạnh của xu hướng chính trị hóa tòa án đang ngày càng gia tăng. Ông cũng viện dẫn những cuộc chiến dai dẳng về đề cử tư pháp, lưu ý tới vai trò của McConnell khi là lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện trong việc ngăn chặn cựu tổng thống Obama đề cử người thay thế cố thẩm phán Antonin Scalia của Tòa án Tối cao năm 2016.

"Tôi thấy có rất nhiều biểu hiện đạo đức giả ở cả hai bên", ông nói.

Ông Trump dự lễ tuyên thệ nhậm chức của thẩm phán Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett tại Nhà Trắng hồi năm 2020. Ảnh: AP

Ông Trump dự lễ tuyên thệ nhậm chức của thẩm phán Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett tại Nhà Trắng hồi năm 2020. Ảnh: AP

Quy trình xác nhận thẩm phán tại Thượng viện Mỹ đã thay đổi qua nhiều năm, song các thượng nghị sĩ hiếm khi đạt đồng thuận về một ứng viên. Khi không được đa số chấp thuận, họ sẽ đối mặt tình trạng bế tắc tại Thượng viện.

Adeel A. Mangi, người từng kỳ vọng sẽ là thẩm phán gốc Hồi giáo đầu tiên của một tòa phúc thẩm Mỹ, đã chờ đợi phiên bỏ phiếu xác nhận tại Thượng viện từ tháng một. Mangi vấp phải phản đối từ đảng Cộng hòa và một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ về mối quan hệ giữa ông với nhiều nhóm khác nhau, trong đó có một tổ chức tư pháp hình sự đấu tranh cho những người bị bắt giam và một trung tâm luật dành cho người Mỹ gốc Hồi giáo, Arab và Nam Á.

Nhà Trắng gọi các cuộc công kích nhằm vào Mangi là "chiến dịch bôi nhọ tàn bạo, kỳ thị Hồi giáo" nhằm phá hoại đề cử của ông Biden. Nhưng cuối cùng, con đường để Mangi trở thành thẩm phán tòa phúc thẩm đã tan biến theo thỏa thuận của Thượng viện.

"Đây không còn là hệ thống đánh giá năng lực cho chức vụ tư pháp nữa", Mangi viết trong thư gửi Tổng thống Biden hồi đầu tháng. "Những người được đề cử phải trả giá cho điều đó và quốc gia chúng ta cũng vậy. Ai sẽ từ bỏ triển vọng thành đạt trong lĩnh vực tư nhân để phục vụ công chúng, nếu cái giá phải trả là bạn bị tổn hại danh tiếng và phải lội qua một đầm lầy Thượng viện như thế này?".

Các chuyên gia đã mô tả việc lưỡng đảng đạt nhất trí về Đạo luật Thẩm phán hồi mùa hè là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi hai bên có thể hợp tác với nhau. Dự luật sẽ tạo ra 66 thẩm phán liên bang mới tại 13 bang trong khoảng thời gian 10 năm, giúp giảm bớt tình trạng chậm trễ xét xử do khối lượng công việc quá tải.

Thượng viện nhất trí thông qua dự luật vào tháng 8, nhưng nó vẫn nằm im tại Hạ viện cho tới một tháng sau bầu cử, khi phe đa số của đảng Cộng hòa đưa vấn đề ra bỏ phiếu.

Nhưng Tổng thống Biden đã phủ quyết dự luật hồi đầu tuần, sau khi các nghị sĩ hàng đầu đảng Dân chủ rút lại ủng hộ vì lo ngại luật này sẽ trao cho Tổng thống đắc cử Trump quyền lựa chọn những gương mặt đứng về phía ông cho các vị trí thẩm phán mới.

Thẩm phán Robert Conrad, giám đốc Văn phòng Hành chính Tòa án Mỹ, gọi động thái phủ quyết của ông Biden là hành động phá vỡ truyền thống "cực kỳ đáng thất vọng", thêm rằng việc hủy dự luật sẽ góp phần khiến công việc của tòa án thêm chồng chất.

Trong khi đó, chuyên gia Wheeler chỉ trích các chính trị gia ở cả hai phe. "Những gì từng là nỗ lực của lưỡng đảng nhằm hỗ trợ các khu vực cần tăng cường thẩm phán đã trở thành cuộc chiến đảng phái", ông nói. "Tôi nghĩ chúng ta có thể đổ lỗi cho cả hai đảng vì điều đó".

Vũ Hoàng (Theo Washington Post, AFP, Reuters)