Theo cáo trạng, tại phòng làm việc ở Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng vừa viết phiếu chuyển đơn của doanh nghiệp gửi lãnh đạo cấp cao xem xét, vừa nói nhỏ "xong việc đưa chú 300.000 USD".
Sau khi tự tay viết, ký phiếu chuyển đơn, ông Nhưỡng gọi và yêu cầu nhân viên văn thư giao ngay tài liệu, hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ, chiều 15/3/2021. Thời điểm này ông Nhưỡng là đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sự việc được VKNSD tỉnh Thái Bình nêu trong cáo trạng vừa hoàn tất, truy tố ông Nhưỡng và những người liên quan về nhiều tội danh.
Giá 'mặn'
Theo đó, năm 2020, anh Nguyễn Thế Mạnh - Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mạnh Đức, cùng một người khác chung vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quế Võ 3 tại tỉnh Bắc Ninh.
Sau khi hồ sơ dự án được phê duyệt thì có một số công ty khác kiến nghị, khiến thời gian bị kéo dài. Anh Mạnh cùng đối tác đến gặp Nguyễn Văn Đức nhờ giúp đỡ. Anh Đức nói "sẽ nhờ ông Nhưỡng".
Sáng 15/3/2021, anh Đức và Mạnh đến gặp ông Nhưỡng tại phòng làm việc ở tầng 4, trụ sở Ban Dân nguyện, nhờ can thiệp để dự án nhanh được phê duyệt. Ông Nhưỡng đồng ý và bảo Mạnh về làm đơn kêu cứu khẩn cấp, kèm theo hồ sơ dự án gửi ngay trong buổi chiều cùng ngày.
Tập hợp các giấy tờ trong chớp nhoáng, đầu giờ chiều, anh Mạnh và Đức quay lại phòng làm việc của ông Nhưỡng. Tại đây, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội để viết phiếu chuyển đơn của Công ty Mạnh Đức gửi Thủ tướng đề nghị xem xét, giải quyết; đồng thời gợi ý "xong việc đưa chú 300.000 USD" (khoảng 6,9 tỷ đồng), cáo trạng nêu.
Khi vừa ra khỏi phòng, play go88Sunwin đổi thưởng anh Mạnh thốt lên với Đức "sao mặn thế" (ý nói là bị can Nhưỡng yêu cầu nhiều tiền) nhưng vẫn bảo "để về bàn bạc thêm".
Ông Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Hoàng Phong
Theo cáo trạng, Go88 cổng game uy tín đến 26/3/2021,go88 - thiên đường anh Đức biết việc Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ 3 liền gọi điện, nhắn tin cảm ơn ông Nhưỡng.
Chiều cùng ngày, anh Mạnh lại nghe tin một bộ trưởng đang được tham mưu về việc trình cấp trên thu hồi dự án vừa ký do có đơn thư. Mạnh đem chuyện này nói cho Đức để gọi điện nhờ ông Nhưỡng can thiệp.
Chiều hôm sau, ông Nhưỡng gọi điện cho bộ trưởng, trao đổi về việc "dự án vừa ký duyệt lại có thông tin bị thu hồi". Bộ trưởng đáp "dự án đã được phê duyệt rồi" nên sẽ không trình ký thu hồi.
Ông Nhưỡng sau đó nhắn tin thông báo cho anh Đức.
Khi Đức gọi điện lại cảm ơn, ông Nhưỡng bảo "nhắc nhẹ anh Mạnh về việc hôm trước". Ngay sau đó, anh Đức đến gặp Mạnh nói về việc ông Nhưỡng "đòi 300.000 USD".
Cáo trạng xác định, nhóm Đức, Mạnh sợ nếu không đưa tiền sẽ bị ông Nhưỡng gây khó khăn đến việc triển khai dự án nên đã thống nhất chuẩn bị USD để đưa cho bị can. Tối 29/3/2021, sau khi nhận 300.000 USD trong túi vải màu đen từ nhóm Mạnh,link tải sunwin chính thức Đức đến nhà ông Nhưỡng đưa và nói "quà anh Mạnh gửi". Ông Nhưỡng cầm ngay túi đựng tiền bỏ vào tủ, sau đó ngồi nói chuyện thêm một lúc.
Quá trình triển khai có một số báo đăng tải bài viết về dự án, anh Mạnh gửi đơn cho ông Nhưỡng để nhờ can thiệp. Ngày 27/5/2021, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội để ký văn bản gửi một số cơ quan đề nghị "chấn chỉnh sai phạm về việc đưa tin liên quan Công ty Mạnh Đức".
Tại cơ quan điều tra, ông Nhưỡng thừa nhận hành vi can thiệp đến các cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện cho Công ty Mạnh Đức được phê duyệt dự án Quế Võ 3 của tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, ông cho rằng "không đòi 300.000 USD mà do doanh nghiệp tự đưa". Số tiền này gia đình ông đã nộp cho cơ quan điều tra.
Can thiệp bất thành vẫn được 'tặng' đất
Trong một vụ việc khác, ông Nhưỡng thông qua Nguyễn Văn Vương (chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước) để nhận đơn kiến nghị của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hạ Long. Mục đích của doanh nghiệp này là nhờ tác động để xin tiếp tục thực hiện dự án 36 ha.
Sau khi nhận đơn của doanh nghiệp từ Vương, ông Nhưỡng đã chuyển đến UBND tỉnh Quảng Ninh. Để ông Nhưỡng có động lực, Vương nói sẽ cho ông một lô đất 491 m2 trị giá 1,8 tỷ đồng ở huyện Đông Anh, Hà Nội và hứa sẽ cho thêm 1.000 m2 ở dự án 36 ha. Ông Nhưỡng sau đó lấy tên con gái để đứng tên lô đất 491 m2.
Theo thỏa thuận với Vương, ngày 18/7/2019 và 11/9/2019, ông Nhưỡng đã dùng tư cách đại biểu Quốc hội để ký tiếp 2 văn bản kiến nghị gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Ninh sau đó trả lời không đồng ý cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư dự án.
Ngoài ra, từ tháng 7 đến 10/2023, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp cho doanh nghiệp sớm được cấp phép khai thác dự án và hưởng lợi 210 triệu đồng.
Ông Lưu Bình Nhưỡng lúc bị bắt, chỉ một thời gian ngắn trước khi nghỉ hưu. Ảnh: Công an Thái Bình
Quá trình điều tra, ông Nhưỡng thừa nhận hành vi như diễn biến vụ án nhưng không thừa nhận có hành vi can thiệp đến các cơ quan có thẩm quyền để hưởng lợi; không thừa nhận đồng phạm cưỡng đoạt tài sản.
Tuy nhiên, với các sai phạm cáo buộc, VKSND tỉnh Thái Bình truy tố ông Nhưỡng về tội Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng vụ án, Lê Thanh Vân, cựu đại biểu Quốc hội, và Nguyễn Văn Vương bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Phạm Minh Cường, 38 tuổi (thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án); Vũ Đăng Phương bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản.
Ông Lê Thanh Vân bị cáo buộc từ tháng 8/2020 đến 11/2023 đã dùng danh nghĩa đại biểu Quốc hội khóa 14, 15, Ủy viên thường trực Ủy ban ngân sách Quốc hội để ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực. Mục đích của ông Vân là giúp cho Công ty Hạ Long được thực hiện dự án 36 ha. Ông Vân hưởng lợi một lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất khác - trị giá 1,9 tỷ đồng.
Phạm Dự