Rối loạn đông máu do nọc độc rắn lục đuôi đỏ
Quảng NinhNgười phụ nữ 38 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, không vào bệnh viện mà đến thầy lang rửa vết thương bằng rượu trắng, một ngày sau có dấu hiệu nhiễm trùng.
Ngày 15/12, đại diện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cổ chân tím, đau nhức, rối loạn đông máu. Bác sĩ xử lý vết thương, truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Ở Việt Nam thường gặp hai họ rắn độc chính là họ rắn hổ và họ rắn lục. Bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện nhóm triệu chứng rắn cắn, vết răng rắn cắn để nhận diện họ rắn nào, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Nọc độc rắn có thể khiến bệnh nhân liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp; nặng hơn thì rối loạn đông máu nặng, hoại tử,Đăng ký Go88 tiêu cơ, suy thận cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhiều trường hợp có di chứng nặng nề như nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng, suy thận, suy thần kinh, thậm chí tử vong.
Theo bác sĩ, sai lầm phổ biến trong sơ cứu rắn cắn là rạch, hút nọc độc, buộc garo, bôi các chất lạ vào vùng bị cắn. Sơ cứu không đúng sẽ gây hại thêm cho người bị rắn cắn như nhiễm trùng, đoạn chi, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Hoàng Thăng Vân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nội, khuyên khi bị rắn độc cắn, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Cần hạn chế vận động tránh làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể. Không được chích rạch, nặn máu hay đắp các loại thuốc lá truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng.
Thùy An